Bia không cồn và những thắc mắc cần giải đáp

Luật Phòng chống tác hại Rượu bia 2019 có hiệu lực. Nhiều người lo ngại, đi xe đạp cũng không được uống uống rượu bia, với công chức ăn trưa cũng không được uống rượu bia, sẽ tác động đến nhiều thói quen đã hình thành từ nhiều năm qua.

Bia không cồn

Chưa kể, văn hóa nồng hậu trong giao tiếp, thường có chạm ly, uống với nhau mới được coi là hết lòng, ngay lập tức có bỏ được không? Qua truyền thông, nhiều người đã ý thức khá rõ, thế nhưng chuyển hóa thành hành động là cả một quá trình nỗ lực.

Trong khi đó, một bước đệm cho văn hóa giao tiếp bằng việc sử dụng bia không cồn lại được mọi người chú ý. Bia không cồn, một thức uống giải khát, hương vị như bia, nhưng không có cồn hoặc nồng độ cồn rất thấp không gây say, vẫn có thể cho những cuộc vui thêm vui mà không gây say xỉn… Đáng chú ý, trong nước đã sản xuất được bia không cồn từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây, với thương hiệu Sagota không cồn – Sagota Alcohol Free Beer.

Nhiều người tò mò, đã uống bia mà lại là bia không cồn, bia mà không say, là sao?

Bia không cồn là gì, nguồn gốc của bia không cồn, hương vị có giống bia thông thường?

Tất nhiên, đã gọi bia không cồn thì bản chất là thức uống không cồn. Theo qui định của Châu Âu, khi gọi là bia không cồn nếu thức uống có nồng độ cồn dưới 0,5%.

Có thể bia không cồn không phải là thức uống ưa thích nhiều người Việt, nhưng thời gian gần đây với nỗ lực tuyên truyền và việc ra đời Luật Phòng Chống tác hại Rượu bia chính là lý do để loại đồ uống này trở nên phổ biến trên thị trường.

Bia không cồn

Cuộc sống phát triển, nhu cầu con người tăng cao, nếu là một bà bầu, một người lái xe đường dài hay đang phải dùng thuốc kháng sinh, bạn sẽ làm gì khi cảm thấy thèm bia? Lúc đó, chỉ cần ghé vào một cửa hàng tiện lợi như CircleK và làm vài lon bia Sagota không cồn ướp lạnh sẵn, hay ở nhà mà cùng bạn bè, vào trang Tiki, shopee hay Lazada đặt hàng là có ngay, mang đến tận nhà.

Để tìm hiểu nguồn gốc của bia không cồn cũng khá thú vị. Ý tưởng về loại bia không cồn lần đầu xuất hiện ở Mỹ vào năm 1919. Đó là thời kỳ lệnh cấm rượu bia đang có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia này. Khi đó luật pháp Mỹ quy định các loại đồ uống chỉ được phép có độ rượu tối đa là 0,5 độ.

Đây quả thực là một con số vô lý, vì thậm chí cả loại bia không cồn ngày nay cũng chỉ lấy đó làm mức trần cho độ rượu của mình. Vì vậy, thời điểm đó một số nhà máy bia ở Mỹ đã bắt đầu sản xuất “đồ uống giống bia”, loại nước có màu nhợt nhạt, gần như vô vị, và có độ cồn đúng ở mức 0,5 độ.

Sau 13 năm lệnh cấm trên đã được bãi bỏ, nhưng ảnh hưởng của nó thì vẫn còn tiếp tục. Nhiều người Mỹ đã trở nên quen thuộc với loại bia siêu nhẹ, vị ngòn ngọt (so với các loại bia được dùng trong các cuộc nhậu). Đối với những nhà máy bia đã làm ra loại “đồ uống giống bia” trong khoảng thời gian lệnh cấm có hiệu lực, thật dễ dàng để họ tiếp tục sản xuất như bình thường, nhưng có thêm một chút cồn vào sản phẩm. Đây chính là một phần nguyên nhân của sự phổ biến của loại bia nhẹ ở Mỹ như Miller, Coors, Pabst, Bud… ngày nay.

Tuy nhiên, đến nay bia không cồn đã có một bước tiến đáng kể về công nghệ, bia – tất cả là bia,(malt, hoa bia…) nhưng nồng độ cồn thấp. Bởi vì, về nguyên liệu và quy trình sản xuất ra bia không cồn, có thể nói nó giống như bia truyền thống, nấu và ủ lên men như nhau. Chỉ có khác là, nếu bia truyền thống được đóng chai hay lon ngay sau quá trình nấu, lên men… kết thúc thì bia không cồn còn cần trải qua quá trình xử lý hết cồn trước khi ra thành phẩm.

Để làm giảm lượng cồn trong bia có nhiều phương pháp có thể sử dụng như bốc hơi cồn như đun sôi vì nhiệt độ sôi của cồn thấp hơn nước (khoảng 80 độ), chưng cất chân không và thẩm thấu ngược. Với công nghệ chưng cất đun sôi, bia đã lên men sẽ được đun nóng ở độ sôi của cồn để cồn bay hơi và giữ ở nhiệt độ đó cho tới khi dung dịch chỉ còn độ cồn là 0,5 độ.

Tuy nhiên, nhiệt sẽ làm biến đổi mùi vị của bia, bởi vì khi đó các nguyên liệu sẽ bị nấu thêm một lần nữa. Để hạn chế điều đó, một vài nhà sản xuất sử dụng phương pháp chưng cất chân không. Nhờ việc thay đổi áp suất không khí, nhiệt độ sôi của rượu có thể giảm xuống tới mức 50oC, mức nhiệt không làm ảnh hưởng nhiều tới mùi vị bia. Qui trình tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây là chưng cất cồn bốc hơi ở nhiệt độ thấp, nhờ đó vẫn giữ được hương vị thơm ngon sẵn có của bia, màu bia không cồn vẫn vàng óng, khi rót vẫn lăn tăn sủi bọt và một chút cồn còn lại vẫn giúp cho đầu lưỡi nhận biết như bia, đậm đà.

Cũng có một số khách hàng “nghiện bia” thì cho rằng về hương vị bia không cồn không hoàn toàn giống như bia truyền thống, và thường không ngon hơn. Nguyên nhân là do quá trình xử lý giảm lượng cồn làm ảnh hưởng tới các thành phần có trong bia, gây thay đổi ít nhiều về hương vị.

Tuy nhiên, với việc chống tác hại từ cồn gây say xỉn của rượu bia thì rõ ràng bạn có thói quen uống bia mà không thể thay thế, khi bạn thích, muốn hay cần uống bia nhưng không muốn chịu ảnh hưởng của chất cồn (alcohol) thì bia không cồn sẽ là lựa chọn lý tưởng.

Bia không cồn uống không say và uống sao cũng được, đúng không?

Chắc chắn rằng, uống bia không cồn thường không say vì nồng độ cồn thấp, không đủ để say. Với những qui định như hiện nay, khi tham gia vào các buổi gặp mặt, lễ lộc, việc uống bia không cồn sẽ từng bước thay thế các đồ uống khác mà vẫn giữ được phong độ. Theo tính toán, một người bình thường không nên uống quá 4 lon bia với độ cồn khoảng 3%, để giữ được sự tỉnh táo và hạn chế sự tác động của bia và chất cồn tới cơ thể. Như vậy với bia không cồn với 0,5% độ cồn như hiện nay thì sẽ uống được khoảng 20 lon.

Ở một số nước, người nước ngoài cơ thể nhạy cảm có thể cơ địa không chấp nhật chỉ cần một chút cồn thì bia không cồn do vẫn còn 1 chút khoảng 0,5% độ cồn thì vẫn cảm giác say. Còn xét về khoa học và dinh dưỡng thì bia không cồn an toàn hơn và tốt hơn cho sức khỏe người uống so với bia truyền thống, nhưng uống quá nhiều cũng sẽ gây khó tiêu, nặng bụng.

Với việc có thể uống tới 20 lon thì việc uống quá nhiều cũng không tốt cho hệ thống gan, thận và nhiều bộ phận chức năng khác của cơ thể người uống.Vì thế, việc bên nhau để cùng cụng ly và vui cũng nên chừng mực. Vẫn biết, với xu hướng tiêu dùng hiện nay thì bia không cồn sẽ là lựa chọn tốt cho nhiều người muốn tránh chất cồn nhưng vẫn phải tiếp xúc với bia rượu, vì nhiều nguyên do. Nhưng cần lưu ý, dù ít hay nhiều thì bia không cồn vẫn sẽ có những tác hại nhất định tới sức khỏe nếu lạm dụng.

Bia không cồn

Trước tiên ưu tiên giới thiệu dòng bia không cồn Sagota do Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tây sản xuất, một sản phẩm bia không cồn thuần Việt. Công ty này hiện đang có 6 dòng sản phẩm: bia chai cao cấp Sagota Pure, bia chai nhẹ Sagota Lager, bia lon cao cấp Sagota Premium, Sagota Gold đậm đà, Sagota Light và Sagota Alcohol Free beer (bia không cồn). Thật sự, dòng bia không cồn đã được sản xuất từ năm 2014 và đến nay với xu hướng tiêu dùng mới, Sagota không cồn chắc sẽ đáp ứng được sự lựa chọn của khách hàng.

Bia ngoại hiện đắt hơn bia Sagota không cồn được sản xuất trong nước, nhưng người nên lưu ý date sản xuất, thời gian sản xuất và vận chuyển về Việt Nam mất nhiều thời gian nên chất lượng bia bị ảnh hưởng. Sagota không cồn sản xuất trong nước với công nghệ hiện đại, đảm bảo thời hạn sử dụng, nên được ưu tiên sử dụng.

Hiện nay, vùng Trung Đông châu Á được coi là thị trường dẫn đầu thế giới về tiêu thụ bia không say, do những yêu cầu về tiêu chuẩn nồng độ cồn. Vì vậy, đây cũng là nơi tập trung nhiều loại bia nhẹ, bia không cồn nhất từ các hãng bia châu Âu, châu Á và nội địa. Trong đó, nổi tiếng nhất là các loại bia của nhà máy bia Taybeh ở Palestine như Taybeh Golden, Taybeh Light, Taybeh Amber, Taybeh Dark và Taybeh White. Bia Taybeh được ưa thích nhờ màu sắc và lượng bọt không khác gì so với bia thường, trong khi nồng độ cồn dưới 0,5%.

Bia không cồn

Còn tại Hà Lan, nơi nổi tiếng về bai thì có thể nhắc tới nhãn hàng bia không cồn Buckler. Buckler ra đời năm 1988, đây là thương hiệu bia không cồn nổi tiếng vì được cựu tổng thống Mỹ George W.Bush lựa chọn sử dụng khi ông tuyên bố từ bỏ sản phẩm có cồn ở tuổi 40. Vì vậy, có lẽ để khuyến khích người Việt thay đổi gu tiêu dùng, nhất là khi Luật Phòng chống tác hại Rượu bia có hiệu lực, các vị lãnh đạo Việt Nam nên tuyên bố thay đổi gu uống bằng việc sử dụng bia không cồn Sagota được sản xuất trong nước và được Hiệp hội Du lịch Việt Nam công nhận là Bia của Du lịch Việt Nam.

Theo tapchidouong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *